Thị trường máy nông nghiệp đỏ mắt
Ngày đăng 2/25/2011 5:01:08 PM
Theo ông Nguyễn Tấn Phát, VNhoàn
toàn sản xuất được hầu hết các loại thiết bị phục vụ ngành
nôngnghiệp trong nước với tỉ lệ nội địa hóa lên đến 70-80%, thậm
chí
cóloại 100% như máy xay xát các loại, máy bơm
nước, còn các loại khác nhưmáy gặt, máy
làm đất (cày, xới...) cũng sản xuất được. Riêng
máy GĐLH,ông Phát khẳng định SVEAM gần như làm được hết
với tỉ lệ nội địa hóakhoảng 90%, chỉ nhập “vòng bi, dây
xích do chưa sản xuất được”, cònđộng
cơ thì trong nước đã làm được 90%. Hiện mỗi tháng SVEAM
sản xuấtkhoảng 2.000 máy nổ, 20-50 máy GĐLH nhưng lượng tiêu thụ
rất thấp bởikhông thể cạnh tranh nổi về
giá đối với máy của
Trung Quốc.
Chiều8-9, anh Bùi Văn Chương ở xã Phú
Hưng, TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) quaTiền Giang tìm mua máy cày.
Đi lòng vòng 4-5 cửa hàng
khu vực ngã baTrung Lương vẫn chỉ thấy toàn máy
cày mác ngoại, không có chiếc nào doVN sản xuất.
“Tôi nghe nhân viên ngân
hàng hướng dẫn muốn vay có hỗ trợlãi suất phải mua
máy do VN sản xuất, nhưng tìm từ Bến Tre qua TiềnGiang cũng
không thấy” - anh Chương nói.
Bà Lê Thị Minh Nguyệt - chủ cửa hàng máy
nông ngư cơNhân Thành ở xã Long An, huyện Châu
Thành (Tiền Giang) - cho hay có rấtnhiều người
tìm mua máy cày các loại do VN sản xuất để được vay vốn
cóhỗ trợ lãi suất theo chủ trương của Chính phủ nhưng
tìm không ra.
Dọc quốc lộ 1A từ Long An về Tiền Giang có không dướichục cửa
hàng bán máy cày, máy gặt đập liên hợp
(GĐLH) quy mô lớn...nhưng phần lớn chỉ bán
máy do Nhật, Trung Quốc sản xuất. Ngay cả Côngty Sông Tiền
ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành (Tiền Giang) được xem
lànơi bán khá đầy đủ loại máy
móc nông nghiệp cũng không có hàng do VNsản
xuất. Tại Cái Bè có cơ sở Tư Sang chuyên sản xuất
máy GĐLH “rặt” VNnhưng mỗi tháng
chỉ xuất xưởng vài máy.
Thua vì giá
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng tại khu
vựcĐBSCL có trên 4.500 máy GĐLH tham gia thu hoạch. Nhưng TS
Hoàng BắcQuốc, trưởng bộ môn cơ điệnnông
nghiệp - Viện Lúa ĐBSCL, khẳng địnhgần 90% trong số này
là máy của Trung Quốc.
Đối với máy do VN sản xuất, khảo sát tại các cơ
sởchuyên gia công lắp ráp máy GĐLH ở ĐBSCL cho thấy
ba bộ phận quan trọngnhất của máy GĐLH là
động cơ, hộp số và dây xích đều là hàng nhập
khẩu.Trong đó, động cơ thường là loại hàng thải (second hand)
nhập về từNhật Bản, Hàn Quốc, còn hộp số
và dây xích mua từ Trung Quốc. Tùy từngnơi mà chi
phí cho ba bộ phận này chiếm 30-50% giá thành sản phẩm.
Hàngtrăm bộ phận còn lại do các
chủ cơ sở tự mày mò chế tạo theo tiêu chuẩncủa riêng
mình hoặc mua từ nhiều nguồn khác nhau trên thị trường.
Ông Ngô Văn Tính, chủ cơ sở sản xuất Hai Tính
(xã VọngThê, Thoại Sơn, An Giang), cho biết nếu tìm kiếm
một chiếc máy 100%“thuần” VN là
nhiệm vụ bất khả thi vì “một vài linh kiện quan trọng
nhưhộp số và dây xích trong nước vẫn chưa sản xuất được”.
Còn ông NguyễnHồng Thiện, đại diện cơ
sở Tư Sang, cho hay mỗi năm cơ sở kiểu như ônglắp ráp được khoảng 20
máy GĐLH, nếu huy động tối đa nguồn lực cũng chỉtăng công suất
lên 5-10 lần. Nhưng máy củaTrung Quốc
muốn bao nhiêu vàchỉ cần đặt hàng vài ba ngày sau
là có.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tấn Phát - phó
tổng giámđốc Công ty TNHH một thành viên Động cơ
và máy nông nghiệp(SVEAM), nếu
một máy GĐLH trong nước cỡ nhỏ có giá trung bình 85triệu
đồng thì máy của Trung Quốc chỉ tầm 60 triệu đồng/máy.
Chưa kểhoa hồng cho đại lý bán máy
Trung Quốc từ 6-10 triệu đồng/máy. Trongkhi đó, ông
Phát cho biết: “SVEAM không có chính sách
chi hoa hồng chođại lý mà chỉ có một
mức thưởng tượng trưng rất khiêm tốn”. Chính ràocản
quá lớn này khiến thị trường nông cụ đi đâu cũng gặp
máy Trung Quốc.
Công nghiệp phụ trợ yếu
Theo TS Hoàng Bắc Quốc, nguyên nhân chính
khiến thịtrường máy móc, thiết bị nông nghiệp trong nước
gặp thế yếu trong cuộccạnh tranh là do ngànhcông
nghiệp phụ trợ phục vụ chế tạo máy độnglực, máy nông
nghiệp của VN chưa thật sự phát triển.
Tương tự, ông Dương Hồng Quân, Viện Nghiên cứu
chiếnlược - chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), cho
biết do cácnguyên liệu cho ngành đều
phải nhập khẩu nên tỉ trọng nguyên vật liệutrong nước chỉ ở mức
10-12%. Công nghệ biến dạng dẻo kim loại (cán, rèndập) hoặc
luyện bột kim loại cũng yếu, chất lượng phôi
không đảm bảo.Sản phẩm quy chuẩn như bulông, đai ốc... vừa thiếu về
chủng loại vừachưa đảm bảo chất lượng.
Cộng các yếu tố này lại khiến chi phí sản xuất,
dù chỉmới dừng lại ở mức linh kiện, phụ tùng đơn lẻ, cũng luôn
cao so với cácnước. Chính vì vậy, nhiều
doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả đã phảibỏ nghề hoặc chuyển
sang lắp ráp hàng của Trung Quốc.